Khóa chủ đềKinh nghiệm làm nước học nóm đây

 Phúc đáp Phúc đáp Trang  123>
Tác giả
  Chủ đề Tìm kiếm Tìm kiếm Chủ đề  Lựa chọn cho Chủ đề Lựa chọn cho Chủ đề
Guests Xem...
Guest
Guest
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Chủ đề: Kinh nghiệm làm nước học nóm đây
    Ngày đăng: 29/09/2008 lúc 10:45pm
1. Giới Thiệu:
Đa phần anh em chúng ta không biết làm nước chữa thương cho gà trong các trận chiến, nếu có biết thì thuộc vào loại thường thường. Trong trận chiến người làm nước vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của họ vào thực tế nó biến ảo khôn lường bởi vậy mới có người nói trong hai con gà ngang tài ngang sức giao tranh thì phần thắng bao giờ cũng thuộc về con có người làm nước giỏi. 
Hôm trước tôi đã nói sẽ cố gắng sắp xếp thời gian học hỏi sưu tầm kinh nghiệm của một số người làm nước nổi tiếng đất Hải Dương về tổng hợp lại đưa lên đây để mọi người cùng tham khảo.
2. Công tác chuẩn bị:
- Khăn làm nước lấy loại khăn rửa mặt hình chữ nhật khoảng 20cm x 30cm loại vải bông, nên dùng loại khăn dễ thấm nước đã sử dụng.
- Kim chỉ, lưỡi lam, cây kéo nho nhỏ (Nên dùng loại chỉ may giầy dép thông thường).  
- Mỏ gà gồm mỏ chấu phần trên và mỏ dưới nếu có. Số chuyên nghiệp có thủ theo một hộp mỏ gà. Đây là những mỏ trên và mỏ dưới của gà giữ lại từ những con gà thịt. Tuy ít được xử dụng nhưng khi cần thì rất hữu ích với trường hợp gà bị đá bay mỏ chấu.
- Lông cánh gà theo con gà. Lông cánh mang theo có thể dán vào cánh nếu bị gãy quá nhiều khi gặp những con gà phá giáp. Ta lấy lông cánh mang theo ra ướm thử sau đó cắt vừa đủ rồi bật lửa hơ nóng thanh nhựa cho nhựa chảy ra rồi dán chỗ bị gãy.
- 1 Lọ V-Rohto thuốc nhỏ mắt lọ màu xanh. Dùng thuốc nhỏ vào mắt gà vệ sinh bụi cát bay vào mắt và khử trùng làm mát cho mắt. 
- Cơm lắm (Cơm vắt) và một số lát ngừng tươi. Cơm lắm dùng sẽ cho gà ăn khi mới ghép gà so trạng xong. Cho gà ăn ít cơm vắt và mấy lát ngừng tươi bổ sung cho gà có thêm năng lượng và làm ấm nội tạng gà trong thời gian gà nghỉ làm nước từ cuối hồ 3 trở ra. 
3. Làm nước chuẩn bị thả gà.
Cho gà ăn khoảng 2 viên cơm lắm cỡ bằng ngón tay trỏ và cho gà uống khoảng 3 vắt nước chảy từ khăn làm nước qua ngón tay cái vào miệng gà xong. Người làm nước lấy miệng hút nước từ khăn phun sương từ đầu gà xuống phía trước chân rồi chuyển ra phía sau theo thứ tự, nên ngồi trực diện với con gà. Lấy khăn nước lau phần đùi rồi xuống lau cẳng chân, sau đó lau trên da làm mát cho gà ở những nơi đã được cắt tỉa lông và tránh không làm ướt lông. Vắt khăn thật khô, lau mặt gà, cần cổ, trước ngực, lông cánh, lông mã, lông đùi. Trước khi thả gà phải lau sạch nước trên da gà nhất là phần hốc lách non.
Tất cả phần việc chuẩn bị đã xong ta lên thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh một chút để con gà được cảm thấy thoải mái và khoan khoái trước khi vào trận.
 
(Còn nữa)


Người sửa: Linh thần Kê - 30/09/2008 lúc 12:02am
Quay lên trên
X_boy Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 16/09/2008
Khu vực: Trên cao
Tình trạng: Offline
Điểm: 1249
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 29/09/2008 lúc 11:39pm
 - Ko ai nhỏ V-rohto vào mắt gà cả, chỉ có nhỏ vô mắt người khi đi bụi về thui. người nhỏ vào mắt còn thấy vị bạc hà làm cay hết mắt, ko biết nhỏ cho gà thì nó còn cay thế nào nữa.
 - Khi gà mới ghép xong, không ai cho ăn gừng luôn mà chỉ khi gà đã đá sâu hồ, mới cho uống nước gừng để cho con gà đỡ bị lạnh. Nếu cho con gà uống gừng ngay từ khi thả gà nó sẽ làm cho gà bị quá nóng (vì thường là 1-2 hồ đầu gà nóng, sau khi đá lâu thì mới bắt đầu bị lạnh).
 - Không nhất thiết là 3 hay 4 vắt nước từ khăn, chỉ cần nhìn và xờ diều con gà cảm thấy đủ nước để đá cho 15 phút là okie. Có thể là 5-6 vắt cũng okie. Giờ ai còn mút nước từ khăn nữa đâu(bẩn lắm) mà có chai lavie đó rồi, ngậm vô miệng và fun fì fì vào đầu, người gà là xong (vừa sạch vừa đỡ fải mút)
Quay lên trên
Guests Xem...
Guest
Guest
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 30/09/2008 lúc 12:02am
Ban đầu được viết bởi X_boy X_boy viết:

 - Ko ai nhỏ V-rohto vào mắt gà cả, chỉ có nhỏ vô mắt người khi đi bụi về thui. người nhỏ vào mắt còn thấy vị bạc hà làm cay hết mắt, ko biết nhỏ cho gà thì nó còn cay thế nào nữa.
 - Khi gà mới ghép xong, không ai cho ăn gừng luôn mà chỉ khi gà đã đá sâu hồ, mới cho uống nước gừng để cho con gà đỡ bị lạnh. Nếu cho con gà uống gừng ngay từ khi thả gà nó sẽ làm cho gà bị quá nóng (vì thường là 1-2 hồ đầu gà nóng, sau khi đá lâu thì mới bắt đầu bị lạnh).
 - Không nhất thiết là 3 hay 4 vắt nước từ khăn, chỉ cần nhìn và xờ diều con gà cảm thấy đủ nước để đá cho 15 phút là okie. Có thể là 5-6 vắt cũng okie. Giờ ai còn mút nước từ khăn nữa đâu(bẩn lắm) mà có chai lavie đó rồi, ngậm vô miệng và fun fì fì vào đầu, người gà là xong (vừa sạch vừa đỡ fải mút)
 
Chú Lâm à.
- V-Rohto là dùng trong trường hợp các hồ về sau này khi gà bị bụi vào mắt nhưng với trường hợp mắt còn mở tốt. Không ảnh hưởng gì cả. Đã thử gà nhà nhiều rồi.
- Anh nói là cho gà ăn một số lá ngừng là từ cuối hồ 3 trở ra chứ không phải là ngay từ hồ đầu.
- Cho gà uống nước là tùy theo kinh nghiệm của từng người làm nước. Ở đây anh lấy 3 vắt là vừa đủ cho những con gà để không quá háo nước (Nếu để quá háo nước mà so trạng cân thì lại là một chuyện khác). Dùng chai nước Lavie lấy nước phun... hoặc cho gà ống hay dùng khăn vắt ra là tùy theo lối làm việc của từng người.
* Như đã nói ở trên là kinh nghiệm do anh đi học mót và nhìn nhận theo dõi người ta làm rồi tổng hợp lại đưa lên để mọi người thưởng lãm và tham gia góp ý bổ sung cho nó hay hơn, đầy đủ hơn. okay.
Quay lên trên
trunghieu Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 20/09/2008
Khu vực: Nam Định
Tình trạng: Offline
Điểm: 151
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 30/09/2008 lúc 2:58am
Mau viết tiếp cho anh em xem đi bác linh thần kê
Quay lên trên
daga_2608 Xem...
Thanh niên
Thanh niên
Hình đại diện

Gia nhập: 17/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 3763
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 30/09/2008 lúc 4:44am
ông Lâm này cứ cãi thấy bó hand.
Quay lên trên
X_boy Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 16/09/2008
Khu vực: Trên cao
Tình trạng: Offline
Điểm: 1249
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 30/09/2008 lúc 9:45am
Ban đầu được viết bởi Linh thần Kê Linh thần Kê viết:

Chú Lâm à.
- V-Rohto là dùng trong trường hợp các hồ về sau này khi gà bị bụi vào mắt nhưng với trường hợp mắt còn mở tốt. Không ảnh hưởng gì cả. Đã thử gà nhà nhiều rồi.
- Anh nói là cho gà ăn một số lá ngừng là từ cuối hồ 3 trở ra chứ không phải là ngay từ hồ đầu.
- Cho gà uống nước là tùy theo kinh nghiệm của từng người làm nước. Ở đây anh lấy 3 vắt là vừa đủ cho những con gà để không quá háo nước (Nếu để quá háo nước mà so trạng cân thì lại là một chuyện khác). Dùng chai nước Lavie lấy nước phun... hoặc cho gà ống hay dùng khăn vắt ra là tùy theo lối làm việc của từng người.
* Như đã nói ở trên là kinh nghiệm do anh đi học mót và nhìn nhận theo dõi người ta làm rồi tổng hợp lại đưa lên để mọi người thưởng lãm và tham gia góp ý bổ sung cho nó hay hơn, đầy đủ hơn. okay.


 Cái này em đọc thì cũng chỉ là góp vào cho nó rõ ràng rành mạch ý, câu cú để mọi người đọc đỡ hiểu sai lệch chứ hok cho gà ăn gừng ngay khi thả gà thì bỏ bu. he he....
 Khi gà đá, nước trên người con gà cộng với đất cát bay vào mắt, em nghĩ V-rohto không giải quyết được vấn đề này, thường thì thấy những ông cầm gà thường hay lấy lưỡi liếm liếm vào cho cát ra, còn không thì thổi fì fì cho cát bay ra(nhưng thổi thì ít người làm vì nó xót mắt con gà)
 
Quay lên trên
Guests Xem...
Guest
Guest
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 30/09/2008 lúc 5:18pm
Chú Lâm đưa thêm một ý kiến hay từ kinh nghiệm sới gà.
Đề nghị mọi người ClapClapClap hưởng ứng và bổ sung tiềp CryCryCry.
Quay lên trên
Guests Xem...
Guest
Guest
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 30/09/2008 lúc 8:01pm

Bổ ích quá, bổ ích quá, cảm ơn ông Khánh

Quay lên trên
vinhquang1996 Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 17/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 48
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 30/09/2008 lúc 9:54pm
Em xin có ý kiến:
 
- Không sử dụng các từ ngữ mang tính dẫn dụ suy nghĩ của người khác như : Mút - Liếm
 
Đề nghị thay = những từ tối nghĩa hơn, vì đa số anh em đọc bài đều vào lúc nghỉ ngơi, việc này sẽ liên quan đến hiệu quả lĩnh hội kiến thức.
Quay lên trên
X_boy Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 16/09/2008
Khu vực: Trên cao
Tình trạng: Offline
Điểm: 1249
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 30/09/2008 lúc 10:56pm
Ban đầu được viết bởi vinhquang1996 vinhquang1996 viết:

Em xin có ý kiến:
 
- Không sử dụng các từ ngữ mang tính dẫn dụ suy nghĩ của người khác như : Mút - Liếm
 
Đề nghị thay = những từ tối nghĩa hơn, vì đa số anh em đọc bài đều vào lúc nghỉ ngơi, việc này sẽ liên quan đến hiệu quả lĩnh hội kiến thức.


 Ai lĩnh được đến đâu thì đến thôi, mỗi người lãnh hội một cách khác nhau thôi, ai lãnh hội thế nào thì nó là thế đó . LOLLOLLOLLOL
Quay lên trên
Guests Xem...
Guest
Guest
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 30/09/2008 lúc 11:22pm
Nói chung cứ có kinh nghiệm thì đưa lên để anh em tham khảo, nghiên cứu còn bao nhiêu % vào đầu đó là tuỳ từng cá nhân.
Quay lên trên
Guests Xem...
Guest
Guest
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 01/10/2008 lúc 12:12am
(Kinh nghiệm làm nước phần tiếp theo)
 
4. Làm nước lúc giao đấu & ra hồ:
Kỹ thuật làm nước là do tài và kinh nghiệm chiến trường của người làm nước. Con gà bị khiếm khuyết cái gì thì người làm nước săn sóc kỹ phần đó. Điều căn bản trong tay người làm nước luôn luôn phải có khăn ướt.
Làm nước trong lúc giao đấu là các trường hợp như (Tuột băng bịt cựa, tuột bao bịt mỏ, gà tháo lối phi ra khỏi vòng sới và một số đặc điểm khác nhau mà do từng nơi nội quy quy định của sới gà). Người làm nước tranh thủ làm sơ qua cho gà trong khoảng thời gian ngắn.
Người làm nước phải chú ý nội quy quy định luật sới từng nơi có khác nhau.
Làm nước ra hồ, khi trọng tài tuyên bố hết hồ ra gà là người làm nước phải nhanh chóng dùng cái khăn nước luồn dưới lườn gà mang về vị trí của mình. Lấy khăn nước vắt nước cho chảy theo đầu ngón tay vào miệng cho gà uống nước (Uống nhiều hay ít là do kinh nghiệm của người làm nước). Lấy miệng hút từ chai nước mang theo một ngụm nước vừa đủ phun sương từ đầu gà xuống chạng ba cần cổ, chuyển gà về phía trước và phun sương từ sau gáy tới. Lấy khăn nước ủ vào hai nách non của gà, lau xuống đùi và lườn bụng. Nếu gà thở nhiều thì chú ý tập chung vào làm mát hai bên nách non nhiều hơn cho gà đến khi gà bớt thở. Thấy gà đỡ mệt cho gà uống ngụm nước thứ hai, thứ ba như trên từ khăn nước. Sau đó vắt sạch khăn nước rồi nhẹ nhàng lau mặt gà.
Người làm nước có thể dùng khăn và kẹp giữa ngón tay cái và trón tay trỏ và kẹp vào cổ gà phía trước và phía sau rồi giật nhẹ ra.
5. Làm nước cho gà đứng sâu hồ:  
Gà đứng sâu hồ thì bao giờ cũng bị trúng nhiều hơn, thấm tím tang tích và bầm dập nhiều do đó người làm nước cần phải nhẹ tay. Người làm nước chú ý xử dụng cách làm nước như hướng dẫn phần trên. Khi gà bớt thở thì xoay sang cách làm nóng để làm gà thư giãn và giảm đau. Nhúng khăn vào chậu nước nóng rồi vắt khăn hơi khô trùm lên đầu gà, dùng hai bàn tay ủ bên ngoài cho hơi nóng thấm sâu vào trong và làm tiếp làm dọc theo cổ gà, hai bên tràng cần hướng lưng gà. Tiếp đến mu lưng là để cái khăn đã vắt khô lên lưng gà và di chuyển hơi nóng dọc theo sống lưng xuống tới phần cuối lưng gà. Gà bị đòn dọc, kiềng, mé thì cầm nhẹ đầu gà và để cổ tay vào hầu gà và lăn theo chiều dài cánh tay phải từ hầu gà xuống cho đến bầu diều vài lần.
Khua hồ hơn thì các bắp thịt ở đùi và chân gà dão cơ và mỏi nên chân thường hay run. Lúc này tránh làm mát mà chỉ nên làm nóng bằng khăn nóng là tốt nhất. Nếu trận đấu phải kéo dài thì cuối hồ 3 ta cho gà ăn chút cơm và mất lát ngừng mang theo như đã nói sau đó cho gà uống chút nước từ khăn để cho cơm trôi xuống bầu diều.  
 
(Còn nữa)


Người sửa: Linh thần Kê - 01/10/2008 lúc 12:15am
Quay lên trên
thu_hung_linh_ke Xem...
Sư kê
Sư kê
Hình đại diện

Gia nhập: 15/09/2008
Khu vực: Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 10014
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 01/10/2008 lúc 9:31am
theo e cần bổ xung đồ nghề mang theo : 1 túi đường glucozo để tăng cường thể lực cho gà vì đường này ngấm thẳng vào cơ thể rất nhanh ( khuyến cáo nếu gà bình thường thì hoà nước cho uống , còn gà đã & đang lên đờm thì phải trộn vào cơm cho ăn kèm vì đường ngọt kéo đờm rất kinh ) , 1 bộ doping (nhiều khi  cần ra phết đấy ) , 1 ít lá ngải cứu ( xài khi gà đá xong nhét vô vừa thông đờm , vừa sạch họng lại ấm gà ( gà ăn khuya thì ko xài ) nếu cho ăn thì vò thêm cùng chút gừng & ít muối , 1 bộ kim : thẳng & cong ( khâu những nơi khó như khoé mào )  luôn trong tình trạng sỏ sẵn chỉ ( ra sới càng tiết kiệm thời jan bao nhiêu càng tốt gà càng đc nghỉ ngơi ), băng dính y tế , bịt mỏ , chỉ cần 2 loại chỉ khâu ( dai & mảnh ) chỉ tết mỏ ( hơi to sợi & ko đc là chỉ linon )
 gà về khuya hồ thường lạnh nên ta cần giữ nhiệt cho gà , vì thế khi khuya hồ ko nên phun nc' lạnh vào ng` gà ( gà mất nhiệt & giảm gân ) chỉ lau sơ & phun nc' mát lên đầu gà cho tỉnh táo mà thôi . Về khuya nên cho gà uống nước ấm & cho thêm chút gừng , chứ xài nc' lạnh là đoong


Người sửa: thu_hung_linh_ke - 01/10/2008 lúc 9:35am
gà chọi hay thôi chưa đủ...
Quay lên trên
Guests Xem...
Guest
Guest
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 01/10/2008 lúc 11:19pm
(Kinh nghiệm làm nước phần tiếp theo)
 
6. Làm nóng cho những trận gà đứng sâu hồ.
Thông thường người làm nước có thể làm nóng gà như xoa hai tay lại với nhau, xoa tay vào đùi. Những cách làm này không đủ để tạo sức nóng cho gà.
Những ngày hè oi bức việc làm mát và hạ hỏa cho gà là điều cần thiết. Nhưng có những trận đấu kéo dài về sâu hồ sẽ làm gà tụt lực, lỏng gân và giảm tốc độ đi do gà bị lạnh. Cần bổ sung nhiệt tăng cước sức nóng để giữ thân nhiệt gà trở lại mức bình thường.Con gà có thân nhiệt trung bình từ 40 0C cho tới 43 0C. Do đó ta phải tăng cương sức nóng để gà duy trì nhiệt độ ở mức 39 0C đến 42 0C, nếu nhiệt độ tụt dưới 39 0C thì gà sẽ bị tụt lực hoàn toàn nhìn ủ rũ.
Ta lấy khăn làm nước cho vào chậu nước nóng rồi vắt khô nước, chỉ dùng hơi nóng để chườm cho gà như đã nói ở phần 5 nhằm tăng cường duy trì thân nhiệt cho gà.
7. Làm nước sau trận đấu:
Sau khi trận đấu đã kết thúc, người làm nước ôm gà ra khỏi sới để vỗ đờm trong cổ họng ra cho sạch. Người làm nước phải làm nhẹ tay vì sau trận đấu gà dù nhanh hay chậm ít nhiều thì cũng bị bầm dập và đau đớn. Tay trái vành miệng gà ra rồi tai phải lấy khăn nước vắt cho nước chảy theo đầu ngón tay vào miệng gà, tay phải bỏ khăn nước vào chậu rồi vỗ nhẹ nhẹ dưới hầu gà để cho rốt rãi chảy ra ngoài và cứ liên tục như vậy khoảng 3 – 4 lần đồng thời lấy tay vuốt nhẹ nhẹ từ hầu xuống dưới bầu diều. Làm như để cho ra hết đờm rãi trong cổ họng và sạch sẽ tránh cho gà bị hen,  cho gà uống một ngụm nước nhỏ vừa đủ. Lấy lá ngải cứu vò với mấy hạt muối và mấy lát ngừng rồi nhét vào miệng cho gà nuốt. Tránh không làm ướt hết lông gà mà chỉ nên lau lót qua cho sạch sẽ vết máu và cát đất trên người là được. Thả gà vào lồng hay một khu đất trống để gà đi lại hoặc phơi nắng giúp gà mau khô vết thương, Khoảng 4 tiếng đồng hồ sau trận chiến thì ta lấy rượu thuốc bóp lau hoặc quét lên người cho gà mau bình phục.
 
(Còn nữa)


Người sửa: Linh thần Kê - 01/10/2008 lúc 11:21pm
Quay lên trên
Manh_HoangMai Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự
Hình đại diện

Gia nhập: 16/09/2008
Khu vực: hanoi
Tình trạng: Offline
Điểm: 523
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 02/10/2008 lúc 7:26am
chữa gà mùa đông và mùa hè cũng  khác nhau . Mong anh nói nốt .
Quay lên trên
daga_2608 Xem...
Thanh niên
Thanh niên
Hình đại diện

Gia nhập: 17/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 3763
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 02/10/2008 lúc 7:57am
các bác ngòai bắc dc chơi nước nóng em ở Sg chỉ dc chơi nước lạnh và cũng chẳng dc ăn cái gì ngòai cơm trắng, không dc khâu bất kì vế thương nào, Không biết nên làm thế nào xin mọi người chỉ giáo
Quay lên trên
CaKhoai Xem...
Q.lý Diễn đàn
Q.lý Diễn đàn
Hình đại diện

Gia nhập: 13/09/2008
Khu vực: Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 5223
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 02/10/2008 lúc 2:45pm
Ban đầu được viết bởi daga_2608 daga_2608 viết:

các bác ngòai bắc dc chơi nước nóng em ở Sg chỉ dc chơi nước lạnh và cũng chẳng dc ăn cái gì ngòai cơm trắng, không dc khâu bất kì vế thương nào, Không biết nên làm thế nào xin mọi người chỉ giáo
Dễ người dễ ta, khó người khó ta mà. SmileChẳng thế mà gà SG bao giờ cũng kết thúc sớm, Đông nhể. Con nào bị đâm 1 cái thì máu me be bét cả và cứ thế thì mấy mà chết.
Quay lên trên
Guests Xem...
Guest
Guest
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 02/10/2008 lúc 9:57pm
(Kinh nghiệm phần tiếp theo và hết)
1. Giới Thiệu:
Đa phần anh em chúng ta không biết làm nước chữa thương cho gà trong các trận chiến, nếu có biết thì thuộc vào loại thường thường. Trong trận chiến người làm nước vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của họ vào thực tế nó biến ảo khôn lường bởi vậy mới có người nói trong hai con gà ngang tài ngang sức giao tranh thì phần thắng bao giờ cũng thuộc về con có người làm nước giỏi. 
Hôm trước tôi đã nói sẽ cố gắng sắp xếp thời gian học hỏi sưu tầm kinh nghiệm của một số người làm nước nổi tiếng đất Hải Dương về tổng hợp lại đưa lên đây để mọi người cùng tham khảo.
2. Công tác chuẩn bị:
- Khăn làm nước lấy loại khăn rửa mặt hình chữ nhật khoảng 20cm x 30cm loại vải bông, nên dùng loại khăn dễ thấm nước đã sử dụng.
- Kim chỉ được luồn sẵn, lưỡi lam, cây kéo nho nhỏ (Nên dùng loại chỉ may giầy dép thông thường).  
- Mỏ gà gồm mỏ chấu phần trên và mỏ dưới nếu có. Số chuyên nghiệp có thủ theo một hộp mỏ gà. Đây là những mỏ trên và mỏ dưới của gà giữ lại từ những con gà thịt. Tuy ít được xử dụng nhưng khi cần thì rất hữu ích với trường hợp gà bị đá bay mỏ chấu.
- Lông cánh gà theo con gà. Lông cánh mang theo có thể dán vào cánh nếu bị gãy quá nhiều khi gặp những con gà phá giáp. Ta lấy lông cánh mang theo ra ướm thử sau đó cắt vừa đủ rồi bật lửa hơ nóng thanh nhựa cho nhựa chảy ra rồi dán chỗ bị gãy.
- 1 Lọ V-Rohto thuốc nhỏ mắt lọ màu xanh. Dùng thuốc nhỏ vào mắt gà vệ sinh bụi cát bay vào mắt và khử trùng làm mát cho mắt. 
- Cơm lắm (Cơm vắt) và một số lát ngừng tươi. Cơm lắm dùng sẽ cho gà ăn khi mới ghép gà so trạng xong. Cho gà ăn ít cơm vắt và mấy lát ngừng tươi bổ sung cho gà có thêm năng lượng và làm ấm nội tạng gà trong thời gian gà nghỉ làm nước từ cuối hồ 3 trở ra. 
3. Làm nước chuẩn bị thả gà.
Cho gà ăn khoảng 2 viên cơm lắm cỡ bằng ngón tay trỏ và cho gà uống khoảng 3 vắt nước chảy từ khăn làm nước qua ngón tay cái vào miệng gà xong. Người làm nước lấy miệng hút nước từ khăn phun sương từ đầu gà xuống phía trước chân rồi chuyển ra phía sau theo thứ tự, nên ngồi trực diện với con gà. Lấy khăn nước lau phần đùi rồi xuống lau cẳng chân, sau đó lau trên da làm mát cho gà ở những nơi đã được cắt tỉa lông và tránh không làm ướt lông. Vắt khăn thật khô, lau mặt gà, cần cổ, trước ngực, lông cánh, lông mã, lông đùi. Trước khi thả gà phải lau sạch nước trên da gà nhất là phần hốc lách non.
Tất cả phần việc chuẩn bị đã xong ta lên thả gà ra cho gà đi lại vỗ cánh một chút để con gà được cảm thấy thoải mái và khoan khoái trước khi vào trận.
4. Làm nước lúc giao đấu & ra hồ:
Kỹ thuật làm nước là do tài và kinh nghiệm chiến trường của người làm nước. Con gà bị khiếm khuyết cái gì thì người làm nước săn sóc kỹ phần đó. Điều căn bản trong tay người làm nước luôn luôn phải có khăn ướt.
Làm nước trong lúc giao đấu là các trường hợp như (Tuột băng bịt cựa, tuột bao bịt mỏ, gà tháo lối phi ra khỏi vòng sới và một số đặc điểm khác nhau mà do từng nơi nội quy quy định của sới gà). Người làm nước tranh thủ làm sơ qua cho gà trong khoảng thời gian ngắn.
Người làm nước phải chú ý nội quy quy định luật sới từng nơi có khác nhau.
Làm nước ra hồ, khi trọng tài tuyên bố hết hồ ra gà là người làm nước phải nhanh chóng dùng cái khăn nước luồn dưới lườn gà mang về vị trí của mình. Lấy khăn nước vắt nước cho chảy theo đầu ngón tay vào miệng cho gà uống nước (Uống nhiều hay ít là do kinh nghiệm của người làm nước). Lấy miệng hút từ chai nước mang theo một ngụm nước vừa đủ phun sương từ đầu gà xuống chạng ba cần cổ, chuyển gà về phía trước và phun sương từ sau gáy tới. Lấy khăn nước ủ vào hai nách non của gà, lau xuống đùi và lườn bụng. Nếu gà thở nhiều thì chú ý tập chung vào làm mát hai bên nách non nhiều hơn cho gà đến khi gà bớt thở. Thấy gà đỡ mệt cho gà uống ngụm nước thứ hai, thứ ba như trên từ khăn nước. Sau đó vắt sạch khăn nước rồi nhẹ nhàng lau mặt gà.
Người làm nước có thể dùng khăn và kẹp giữa ngón tay cái và trón tay trỏ và kẹp vào cổ gà phía trước và phía sau rồi giật nhẹ ra.
5. Làm nước cho gà đứng sâu hồ:
Gà đứng sâu hồ thì bao giờ cũng bị trúng nhiều hơn, thấm tím tang tích và bầm dập nhiều do đó người làm nước cần phải nhẹ tay. Người làm nước chú ý xử dụng cách làm nước như hướng dẫn phần trên. Khi gà bớt thở thì xoay sang cách làm nóng để làm gà thư giãn và giảm đau. Nhúng khăn vào chậu nước nóng rồi vắt khăn hơi khô trùm lên đầu gà, dùng hai bàn tay ủ bên ngoài cho hơi nóng thấm sâu vào trong và làm tiếp làm dọc theo cổ gà, hai bên tràng cần hướng lưng gà. Tiếp đến mu lưng là để cái khăn đã vắt khô lên lưng gà và di chuyển hơi nóng dọc theo sống lưng xuống tới phần cuối lưng gà. Gà bị đòn dọc, kiềng, mé thì cầm nhẹ đầu gà và để cổ tay vào hầu gà và lăn theo chiều dài cánh tay phải từ hầu gà xuống cho đến bầu diều vài lần.
Khua hồ hơn thì các bắp thịt ở đùi và chân gà dão cơ và mỏi nên chân thường hay run. Lúc này tránh làm mát mà chỉ nên làm nóng bằng khăn nóng là tốt nhất. Nếu trận đấu phải kéo dài thì cuối hồ 3 ta cho gà ăn chút cơm và mất lát ngừng mang theo như đã nói sau đó cho gà uống chút nước từ khăn để cho cơm trôi xuống bầu diều.
6. Làm nóng cho những trận gà đứng sâu hồ.
Thông thường người làm nước có thể làm nóng gà như xoa hai tay lại với nhau, xoa tay vào đùi. Những cách làm này không đủ để tạo sức nóng cho gà.
Những ngày hè oi bức việc làm mát và hạ hỏa cho gà là điều cần thiết. Nhưng có những trận đấu kéo dài về sâu hồ sẽ làm gà tụt lực, lỏng gân và giảm tốc độ đi do gà bị lạnh. Cần bổ sung nhiệt tăng cước sức nóng để giữ thân nhiệt gà trở lại mức bình thường.Con gà có thân nhiệt trung bình từ 40 0C cho tới 43 0C. Do đó ta phải tăng cương sức nóng để gà duy trì nhiệt độ ở mức 39 0C đến 42 0C, nếu nhiệt độ tụt dưới 39 0C thì gà sẽ bị tụt lực hoàn toàn nhìn ủ rũ.
Ta lấy khăn làm nước cho vào chậu nước nóng rồi vắt khô nước, chỉ dùng hơi nóng để chườm cho gà như đã nói ở phần 5 nhằm tăng cường duy trì thân nhiệt cho gà.
7. Làm nước sau trận đấu:
Sau khi trận đấu đã kết thúc, người làm nước ôm gà ra khỏi sới để vỗ đờm trong cổ họng ra cho sạch. Người làm nước phải làm nhẹ tay vì sau trận đấu gà dù nhanh hay chậm ít nhiều thì cũng bị bầm dập và đau đớn. Tay trái vành miệng gà ra rồi tai phải lấy khăn nước vắt cho nước chảy theo đầu ngón tay vào miệng gà, tay phải bỏ khăn nước vào chậu rồi vỗ nhẹ nhẹ dưới hầu gà để cho rốt rãi chảy ra ngoài và cứ liên tục như vậy khoảng 3 – 4 lần đồng thời lấy tay vuốt nhẹ nhẹ từ hầu xuống dưới bầu diều. Làm như để cho ra hết đờm rãi trong cổ họng và sạch sẽ tránh cho gà bị hen, cho gà uống một ngụm nước nhỏ vừa đủ. Lấy lá ngải cứu vò với mấy hạt muối và mấy lát ngừng rồi nhét vào miệng cho gà nuốt. Tránh không làm ướt hết lông gà mà chỉ nên lau lót qua cho sạch sẽ vết máu và cát đất trên người là được. Thả gà vào lồng hay một khu đất trống để gà đi lại hoặc phơi nắng giúp gà mau khô vết thương, Khoảng 4 tiếng đồng hồ sau trận chiến thì ta lấy rượu thuốc bóp lau hoặc quét lên người cho gà mau bình phục.
8. Xử lý nhanh gà bị nạn.
A. Tết mỏ cho gà:
Như đã nói ở trên là ta nên dùng loại chỉ may giầy dép vì sợi chỉ không to và cũng không quá nhỏ vừa để làm.
Tết mỏ cho gà có ba trường hợp sau. Thứ nhất mỏ gà yếu phải tết vào ngay từ đầu hoặc muốn cho gà dựng lên để đua cần ngay từ đầu. Thứ hai trường hợp gặp đối thủ chuyên đá vào ngọn mỏ hoặc sâu hồ mà đối phương đã xuống đầu hoặc xuống sức thì tết mỏ để gà dưng lên không chế kết thúc trận đấu (Kinh nghiệm của người làm nước). Thứ ba gà bị bong mỏ hoặc bật mỏ rơi ra thì phải tết lại.
1. Tết mỏ gà cần phải có 2 người. Người phụ ngồi sau con gà, đặt gà về phía trước giữa hai đùi người phụ. Cho ngón tay trỏ của tay phải xỏ ngang qua miệng gà giữa phần mỏ trên và phần mỏ dưới để cho gà há miệng ra, ngón tay cái giữ phía sau sọ gà để khỏi giẫy. Người tết mỏ ngồi đối diện với con gà để thực hiện việc tết mỏ.
2. Lấy đoạn chỉ dài khoảng 1.3mét, cắt 1 miếng băng keo vải hơi xéo xéo vừa đủ để dán vòng 1 phần mỏ trên nơi cần tết. Sau đó để sợi chỉ về phía sau mào gà chỉnh đều hai bên rồi vòng ra phía trước mào gà và thắt hai nút tương thích với khoảng vị trí cần tết cho khỏi tuột. Thắt vừa phải không quá lỏng hoặc quá chặt.
3. Lấy đoạn chỉ bên tay phải làm thành một nút tròn, lòn sợi chỉ bên tay trái qua nút tròn đó, xong đưa nút tròn đó vào mỏ trên của gà. Cầm 2 đầu dây kéo lên cho nút nằm sát vào nhau về phía trên nơi tiếp giáp của mỏ với vùng da gần chân mào.
4. Tiếp tục luân phiên làm nút tròn bên tay phải rồi sang bên trái như đã hướng dẫn cho đến khi nào phần chỉ buộc thành gút trên mỏ trên của gà ra đến ngần phần ngoài đầu mỏ là ngừng thắt gút tết mỏ. Cầm hai đoạn chỉ ở hai tay kéo ngược lên trên và xiết cho các vòng chỉ khớp vào cho chặt rồi thắt chặt mối cuối bằng 2 nút cho thật chắc rồi lấy kéo cắt bỏ đoạn chỉ còn dư cho gọn gàng. Sau đó người làm nước lấy tay nhúm chút cát ướt ở sới và chà vào bên ngoài và bên trong mỏ trên, chỗ vừa được khớp cho gà quen dần với mỏ và lớp chỉ mới vừa được tết.
Lưu ý: Phần tết mỏ này cần những người thực sự chuyên nghiệp vì công việc tương đối phức tạp và thời gian lại ngắn nhất là nghỉ giữa hồ. Người viết nói sơ lược thôi chứ nói trên giấy tờ miệng lưỡi thì khó diễn tả hết.
B. Gà bị bật mỏ:
Trường hợp gà bị đá bật mỏ rất ít nhưng không phải là không xảy ra. Có thể gặp những con chuyên đá vào ngọn mỏ làm mỏ mau bị long chân và lên tang mỏ.
Gà bị bật mỏ thì tết lại theo hướng dẫn đã nêu trên. Gà bị đá rời mỏ thì hơi khó tết lại vì lớp mỏ non bên trong sẽ bị dập, chảy máu nhiều. Nhổ mấy cái lông tơ mềm trong nách non hay gần phần đùi trên gần lông mã và đặt lên mỏ non của gà để cầm máu. Sau đó lấy cái mỏ đã rớt hay mỏ dự phòng mang theo, ướm thử xem có vừa hay không rồi lắp mỏ lại sau đó khâu xiên vào phần thịt non trong mỏ cũ lấy 2 mũi và mỗi mũi một bên rồi tết mỏ gà bằng chỉ như hướng dẫn phần tết mỏ trên. Thường gà đã bị đá bật mỏ thì làm lại và tết mỏ lại chỉ giúp cho gà không bị bể mỏ non và mất máu để tiếp tục thi đấu. Gà được tết mỏ lại sẽ ít mổ hơn vì khi mổ gà sẽ bị thốn, chủ gà không nên đặt nhiều hy vọng rằng gà sẽ cắn đá bình thường.
C. Gà bị đánh trúng huyệt (Ta hay gọi là cáo):
Thường gà bị đánh vào yếu huyệt có thể nằm bại ngay tại sới hoặc chí ít cũng là nhảy nhồng lên kêu oang oác. Trúng đòn cáo gà vụt bỏ chạy ra khỏi sới là do gà bị trúng đòn vào ngang lỗ tai. Nhiều con gà tài khi trúng đòn này chỉ chạy vụt ra khỏi sới trong tích tắc và quay trở lại sới đá tiếp chứ không cần sự can thiệp. Ngoại trừ gà bị trúng đòn quáng quá nặng, mặt mày ngơ ngác. Trong trường hợp này gà cần phải mất một vài phút sau mới tỉnh. Như đã nói ở phần trên, ta nên chú ý khi gà bị cáo nặng không nên cho uống nước nhiều vì bị dễ ngộp nước mà cho uống nhiều ngụm nhỏ từ từ.
D. Gà bị nhíp mắt (Bị đánh xưng kín không nhìn thấy):
Gà bị xưng kín mí mắt trong trận đấu (Không phải gà bị mù). Nếu là ra nhỉ giữa hồ thì ta phải khâu vén mí mắt lên cho gà được mở mắt ra nhìn đối phương. Tránh không lấy khăn nước lau lên viền mắt vì làm như vậy mắt gà bị xót. Thấm nước ở mặt gà cho khô, lấy thuốc nhỏ mắt V-Rohto nhỏ lên viền mí mắt gà để làm mát cho mắt tạo sự linh hoạt hơn, bôi quanh hốc mắt lớp pho mát để tránh cho nước vàng chảy vào mí mắt. Đưa miệng sát vào bên mắt bị nhem và tiếp tục hà hơi ấm vào mắt gà. Sau khi hà hơi ấm vào mắt gà độ 3 lần, mỗi lần chừng 20 – 30 giây sau đó cho gà uống nước và đi lại. Lấy khăn nước đập nhẹ vào đuôi gà và thúc gà đi lại và cho nhìn thấy đối phương, làm gà sung lên và tỉnh táo.
E. Gà bị đâm cựa hoặc móng thái:
Nhiều con sử dụng cựa và móng thái để đâm rất tốt. Vết thương không sâu nhưng gà bị chảy máu lên tang tích. Vết thương do cựa và móng thái gây ra thường không rộng miệng nên khâu lại rất khó. Để chữa vết thương người làm nước lấy miệng hút hết máu đọng trong vết thương ra rồi lấy kim chỉ may khâu lại. Lấy ngón tay bịt vào vết thương khi phun nước, tránh vết thương bị ướt.
G. Gà bị đánh gãy cần về một bên:
Trường hợp gà bị đánh gãy cổ hoặc bị cựa nhét vào lỗ tai mà đầu nghiêng về một bên. Hết hồ ra làm nước ta làm nước chữa thương bình thương cho gà nhưng tuyệt đối không được lắn sửa lại hay dùng bất cứ một liệu pháp chữa trị nào khác để tác động vào cần gà. Cứ để nguyên như vậy rồi cho gà vào đánh bình thường khi có tián hiêu báo thả gà. Tại sao phải như vậy? Theo kinh nghiệm của các cao lão là để cho con gà nó tự chữa trong lúc giao chiến. Liệu pháp này Khánh đã thấy tận mắt khi gà của Khánh đánh gà người ta gãy cần mà người ta không chữa, vào hồ gà mình đánh mấy chân thế là gà họ trở lại bình thường.
H. Gà bị đánh cho mê đầu:
Trong trường hợp gà bị đánh cho mê đầu với điều kiên là chỉ bị gà đối phương đánh đòn tập trung vào đầu, thân người con nguyên và thể lực con tốt nhưng bị mê đầu. Cứ hết hồ ra làm nước ta lấy nước lạnh phun vào làm mát cho gà rối lấy khăn nước vắt sạch lau khô thật nhanh hoặc lấy khăn nóng vắt khô nước lau vào những vị trí đã cắt tỉa long (Dùng nước nóng hoặc lạnh làm nước cho gà là tùy thuộc vàothời tiết mùa đông hoặc mùa hè của miền bắc. Miền Nam thời tiết nóng nhiều thì ta chủ yếu là dùng nước lạnh). Tiếp theo là cho gà đứng hẳn xuống đất rồi lấy nước lạnh nhỏ chút chút đều đều vào đầu gà để cho gà từ từ tỉnh lại, lấy tay búng nhẹ vào hông đít gà cho gà bước đi bước lại nhẹ nhàng vài bước.
Ghi chú: Như đã nói trước là kinh nghiệm làm nước và chữa thương này là do khánh đi học lóm được của một số vị cao lão nổi tiếng đất Hải Dương. Học lóm thì không thể nào biết được nhiều mà quan trọng hơn thế nữa là cách lĩnh hội được bao nhiêu % khi đi học lóm và hơn nữa là cách diễn đạt câu từ gửi đấn mọi người.
Nếu có điều gì thiếu sót hay dư thừa mong anh em tham ra góp ý xây dựng thẳng thắn để mọi người cùng vui TongueTongueTongueTongueTongueTongueTongueTongueTongueTongue.
Quay lên trên
chienkenb Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự
Hình đại diện
Nhi đồng thối tai

Gia nhập: 15/09/2008
Khu vực: Ninh Bình
Tình trạng: Offline
Điểm: 1131
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 13/10/2008 lúc 10:11pm

kinh nghiệm của anh khánh tốt quá  bài viết của bác rất chất lượngClapClap Clap. tiện đây anh cho em hỏi chút nhé lúc mình tết lông cánh cho gà ấy em thấy nhiều người dùng keo 502 liệu có ảnh hưởng gì đến con gà ko ạ Tongue gà nhìu con bị đánh ngeoj cổ như là người bị sai khớp ấy em vẫn thấy người ta vẫn nắn lại như thế có sao ko bác Big%20smile

Quay lên trên
Guests Xem...
Guest
Guest
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 14/10/2008 lúc 1:31am
Ban đầu được viết bởi chienkenb chienkenb viết:

kinh nghiệm của anh khánh tốt quá  bài viết của bác rất chất lượngClapClap Clap. tiện đây anh cho em hỏi chút nhé lúc mình tết lông cánh cho gà ấy em thấy nhiều người dùng keo 502 liệu có ảnh hưởng gì đến con gà ko ạ Tongue gà nhìu con bị đánh ngeoj cổ như là người bị sai khớp ấy em vẫn thấy người ta vẫn nắn lại như thế có sao ko bác Big%20smile

 
Dùng keo 502 là để dán tạm thời thôi em à. Hôm nào thằng em nó về quê anh nhờ nó mang cho chú 1 cây nhựa sống dùng tết lông gãy rất hiệu quả em ạ.
Gà bị đánh vẹo cổ sang một bên hay là ngửa hoa hồng thì không lên chữa mà cứ để đó tự nó nó chữa theo cách tự nhiên của riêng nó. Ai mang gà ra chữa là người đó không biết gì.
Quay lên trên
 Phúc đáp Phúc đáp Trang  123>
  Chia sẻ Chủ đề   

Chuyển đến Chuyên mục Quyền tại Chuyên mục Xem...






Trang này được tạo ra trong 0.750 giây.